“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, điều đó quả thực không sai một chút nào cả. Mọi người thường có tâm lý chung là khi răng sâu bị đau đến mức không chịu đựng được nữa, thậm chí là bị nhiễm trùng nặng dẫn đến mất răng… lúc đó mới quyết định đi đến các phòng khám nha khoa để gặp bác sĩ tư vấn. Nếu như không ngăn ngừa và phát hiện sớm những bệnh liên quan đến vấn đề răng miệng thì sẽ khiến cho việc điều trị sau này gặp rất nhiều đau đớn, khó chữa thậm chí là không thể chữa trị nổi. Vậy Nên trám răng phòng ngừa lúc nào để được hiệu quả?
Nên trám răng phòng ngừa lúc nào
Trám răng thẩm mỹ hay còn được gọi với thuật ngữ khác là hàn răng. Đây là kỹ thuật nhằm thay thế mô răng bị bệnh hay bị tổn thương nhằm ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh sâu răng. Chính vì vậy để bảo vệ răng thì mọi người nên thực hiện biện pháp trám răng phòng ngừa. Tức là việc bác sĩ sẽ sử dụng một lớp vật liệu bảo vệ răng có màu giống như men răng để phủ lên bề mặt của răng nhằm mục đích ngăn chặn sự trú ngụ của vi khuẩn thông qua việc làm phẳng bề mặt có nhiều chỗ trũng của răng.
Theo như lời khuyên của các nha sĩ thì độ tuổi thích hợp để thực hiện việc trám răng phòng ngừa là từ 6 đến 12 tuổi. Vì độ tuổi này còn thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc răng miệng nên chúng ta cần thực hiện biện pháp “phòng ngừa” trước cho an toàn và yên tâm hơn. Về việc trám răng phòng ngừa này thì nha sĩ khuyên răng nên trám ngay răng răng trẻ vừa mới mọc, hoặc trám cho răng sữa.
Còn đối với lứa tuổi thanh niên hay người lớn thì đã có ý thức trong việc chăm sóc răng miệng rồi nên chỉ cần tuân theo đúng những chỉ dẫn về cách chăm sóc răng miệng cũng là giải pháp tốt nhất để bảo vệ hàm răng của mình. Ngoài ra cũng có thể tiến hành trám răng đối với những trường hợp như răng hàm có rãnh sâu, người có men răng yếu và mỏng…
Sau khi thực hiện biện pháp trám răng phòng ngừa thì mọi người cũng nên đến tái khám sau 6 tháng để kiểm tra tình hình răng miệng cũng như vết trám để biết được chất lượng cụ thể.
Việc vệ sinh răng miệng và ăn uống đúng cách cũng giúp cho việc bảo vệ chất trám được tồn tại lâu dài hơn. Cụ thể ở đây, nha sĩ khuyên bạn nên tăng cường ăn những thức ăn có nhiều chất xơ như rau củ quả, trái cây… hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều chất đường hay tinh bột… vì nó dễ làm hư hại răng. Đặc biệt tránh xa với những chất kích thích làm ảnh hưởng đến men răng như cà phê, thuốc lá…
Nguồn bài viết: Nên trám răng phòng ngừa lúc nào lấy tại: http://rangsucercon.com/nen-tram-rang-phong-ngua-luc-nao/